sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ những kiến thức về sức khoẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách phòng tránh cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

LightBlog

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại và cách phòng tránh như nào?



Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại rất đa dạng. Nếu mọi người không chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt của mình thì rất có khả năng mình là “nạn nhân tiếp theo” mà bệnh trĩ tấn công. Vậy các nguyên nhân gây ra bênh trĩ ngoại là gì? Làm cách nào để phòng tránh?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại

Do thói quen ăn uống

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho phát sinh trĩ ngoại là do việc ăn uống không lành mạnh gây nên.
+ Không ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc.
+ Ăn nhiều thực phẩm cay nóng như tiêu ớt.
+ Không uống đủ nước mỗi ngày.
+ Dùng nhiều đồ uống có cồn, có ga, chất kích thích .
Những thói quen ăn uống nêu trên khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động không tốt, gây nên bệnh táo bón và nhiều bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến trĩ ngoại.

 Thói quen vận động

Nhiều người, nhất là dân công sở văn phòng, công nhân may,…do tính chất công việc mà ngồi nhiều, đứng trong một tư thế quá lâu, gây áp lực trực tiếp lên khu vực hậu môn- trực tràng và khiến bệnh trĩ ngoại “ghé thăm”.
Ngoài ra lao động nặng thường xuyên cũng là một nguyên nhân chính của căn bệnh khó nói này bởi áp lực trực tiếp lên khu vực hậu môn sẽ làm búi trĩ ngoại lòi ra nhiều hơn.

Nguyên nhân chính gây nên trĩ ngoại là do thói quen khi đi đại tiện

Nhịn đại tiện khi muốn đi, ngồi lâu trong nhà vệ sinh hay khi vệ sinh chà sát mạnh làm tổn thương khu vực hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi khiến trĩ ngoại có thể phát triển.
Khi đi đại tiện dùng nước vệ sinh có mùi quá nồng cũng dễ gây kích ứng da ở hậu môn. Vì vậy, khi đi đại tiện mọi người nên sử dụng giấy mềm, sạch, ẩm, lau nhẹ nhàng.

 Phụ nữ mang thai cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến trĩ ngoại


Là do khi mang thai, áp lực khu vực ổ bụng tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực hậu môn khiến cho những tĩnh mạch ở trực tràng bị áp lực, phồng dễ nảy sinh rối búi trĩ.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác
+ Không vệ sinh cơ thể thường xuyên, khiến cho chất thải tích tụ lại cơ thể.
+ Một số bệnh về đường ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại.

Tuổi già có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại

Người cao tuổi nằm trong đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao bởi khi mình già, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu bị suy thoái.Ngoài ra, người già hay bị đau lưng, đau chân nên ngại vận động, hay ngồi nhiều, chế độ ăn uống cũng ít rau xanh,... Đây chính là nguyên nhân người cao tuổi dễ bị mắc bệnh trĩ.
Bài viết nên xem:

Biện pháp phòng ngừa

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là nguyên tắc luôn được các bác sĩ nhắc đến giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng ngừa được nhiều bệnh tật có thể xảy ra. Và nguyên tắc phòng bệnh trĩ mà bác sĩ muốn lưu ý với tất cả mọi người chính là hạn chế, khắc phục những nguyên nhân gây bệnh được nêu ra ở trên.
- Tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể: Ngoài việc cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, mỗi cá nhân đều phải tăng cường sử dụng thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi hàng ngày.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống ít nhất từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, hạn chế tối đa chứng táo bón.
- Hạn chế việc sử dụng chất kích thích: Chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học đòi hỏi cần phải hạn chế tất cả những thực phẩm có tính cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất kích thích gây hại cho cơ thể như: rượu, bia, đồ uống có ga,… Đối với cá nhân mắc bệnh trĩ, điều này sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng bệnh trĩ có thể xảy ra.
- Thường xuyên vận động: Tích cực trong các công tác hoạt động ngoài trời, vận động thường xuyên là cách tốt nhất để bạn duy trì sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tật, trong đó có trĩ ngoại.
Hiểu rõ các nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại để có biện pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại là cách làm "thông minh" nhất của tất cả mọi người trong việc phòng và điều trị bệnh trĩ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét