Để đến khi tình trạng bệnh trở nặng thì lúc đó người bệnh mới đi khám thì đã muộn và khó chữa. Vậy Làm sao để nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp sớm và cách chữa như thế nào là hiệu quả?
TÌm hiểu về bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là khi người bệnh cũng một lúc mắc cả hai bệnh trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Các búi trĩ trong ống hậu môn bị sa nặng và liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn hình thành nên một búi trĩ lớn và dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn.
Trĩ hỗn hợp khiến cho người bệnh cảm thấy vùng hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy và đau đớn do hậu môn luôn tiết dịch. Gây nên tình trạng đi đại tiện ra máu, máu lẫn cả trong phân, chảy thành từng giọt thậm chí bắn thành từng tia gây mất máu nghiêm trọng.
Nếu không sớm chữa trị khỏi bệnh kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như: hậu môn bị viêm nhiễm nặng, nghẹt búi trĩ, thiếu máu trầm trọng, hoại tử các búi trĩ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trĩ Hỗn Hợp Có Chữa Khỏi Được Hay Không?
Trĩ hỗn hợp tuy có mức độ nguy hiểm cao nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện và đi chữa trị sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân mắc bệnh trĩ thì người bệnh nên nhanh chóng đi khám chữa.
Những triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp
Đi đại tiện ra máu: Người bệnh bị trĩ nội giai đoạn đầu có biểu hiệu đại tiện ra máu, lúc đầu thường bệnh nhân không chú ý đến mà chỉ vô tình phát hiện khi nhìn giấy vệ sinh hoặc nhìn trên bề mặt phân có dính máu sau khi đi đại tiện. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn nhiều do bị táo bón. Có những trường hợp do máu chảy rất nhiều dẫn đến thiếu máu.
Tiết dịch nhầy: Phần niêm mạc trực tràng khi chịu kích thích của hạt trĩ trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm và có biểu hiện tiết dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này là do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ khá nặng.
Sa búi trĩ: đây là dấu hiệu của trĩ hỗn hợp giai đoạn cuối, xảy ra sau thời gian dài có biểu hiện đại tiện ra máu, ban đầu khi đi đại tiện có thể thấy dị vật nhỏ lòi ra ở hậu môn và sau đó dị vật đó tự thu vào. Đó chính là búi trĩ, sau thời gian dài như vậy thì búi trĩ càng lòi ra ngoài hậu môn nhiều hơn và sẽ không tự thu vào khi đó vẫn có thể dùng tay ấn vào được. Sau cùng búi trĩ sẽ không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện mà những lúc dùng lực đơn giản như hắt hơi, ho, vận động mạnh…
Triệu chứng khác của bệnh trĩ hỗn hợp
Ngoài các triệu chứng vừa nêu trên người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như cảm giác đau và khó chịu như tắc mạch, nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị ngứa quanh hậu môn do viêm da bởi các chất tiết dịch nhầy.
Các cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp
Do mức độ nghiêm trọng và phức tạp của bệnh mà các phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng dân gian không còn phát huy được tác dụng. Thông thường, bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp căn cứ vào mức độ bệnh và các biểu hiện cụ thể khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị như sau:
1. Thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
a. Chữa trĩ hỗn hợp bằng thuốc tiêm, thuốc uống
Những loại thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp được kê đơn có tác dụng làm co thành mạch, giảm các chứng viêm, sưng đau, khó chịu do đoạn tĩnh mạch bị sưng phù quá mức. Đồng thời còn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trĩ và làm cho búi trĩ tự teo lại. Đây là các loại thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt, thuốc cầm máu, thuốc trợ mạch,…
b. Dùng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn chữa trĩ hỗn hợp
Thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp dạng bôi hoặc đặt tại chỗ giúp làm dịu cảm giác đau do viêm, sưng hậu môn và bổ sung thêm các vitamin và các dưỡng chất cần thiết để làm lành chứng viêm hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn.
Thuốc chữa bệnh trĩ hỗn
Thuốc chữa bệnh trĩ hỗn
*Lưu ý: Dùng thuốc nào để chữa bệnh trĩ hỗn hợp, với liều lượng cụ thể ra sao,… cần tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về tự chữa trị tại nhà có thể gây ra khiến bệnh nặng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
2. Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp theo ngoại khoa
Nếu áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp nội khoa không mang lại hiệu quả, đồng thời các triệu chứng bệnh này càng trở nặng và có nguy cơ gây biến chứng thì biện pháp ngoại khoa là cần thiết lúc này. Phương pháp ngoại khoa chữa bệnh trĩ hỗn hợp được áp dụng nhiều nhất đó là: Dùng tia laser, thắt búi trĩ bằng vòng cao su hoặc kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT.
a. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng laser
Dùng laser chiếu vào búi trĩ hỗn hợp, chúng lập tức sản sinh ra các tổ hợp ion, các gốc tự do làm co thắt búi trĩ, se niêm mạc trĩ và phá hủy búi trĩ.
b. Cách chữa trĩ hỗn hợp bằng thắt vòng cao su
Đây cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp được áp dụng phổ biến. Vòng cao su thắt trĩ có tác dụng ngăn chặn lượng máu được bơm vào búi trĩ, không làm búi trĩ phát triển và gia tăng kích thước.
Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng thắt trĩ bằng vòng cao su
Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng thắt trĩ bằng vòng cao su
c. Điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Đây là một trong những cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp hiện đại, mang nhiều ưu điểm như: Không gây đau đớn, không gây chảy máu cho bệnh nhân, giúp bảo tồn cấu tạo cũng như các chức năng sinh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, thời gian hồi phục nhanh. Để thực hiện kỹ thuật này sử dụng nhiệt điện trường để tạo nhiệt lượng tác động trực tiếp lên vị trĩ có búi trĩ mà không cần sử dụng dụng cụ (dao, mổ) truyền thống. Song chi phí thực hiện là điều lo ngại của nhiều bệnh nhân.
3. Kết hợp chữa bệnh trĩ hỗn hợp qua chế độ ăn uống
Đối với bệnh trĩ hỗn hợp, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng, giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, đồng thời khả năng bệnh trĩ hỗn hợp tái phát sau khi điều trị là không thể tránh khỏi, chính vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh tái phát gây phiền nhiễu trở lại. Một vài lời khuyên mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp nói riêng và bệnh trĩ nói chung cần lưu ý thực hiện là:
- Tránh những thực phẩm gây táo bón hoặc tiêu chảy, ăn nhiều hơn các loại rau củ quả giàu chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng và các chất kích thích.
- Tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vừa nâng cao thể lực lại kích thích nhu động ruột hoạt động giúp phòng táo bón và ngừa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả,…
Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả nhất mà người bệnh có thể áp dụng. Trĩ hỗn hợp là giai đoạn trĩ khá nặng, việc điều trị đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì trong thời gian dài mới có thể dứt bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét