Bà bầu là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất.
Theo thống kê có khoảng trên 30% phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ, đặc biệt là ở 3
tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ
và bé. Vậy làm cách nào để điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang bầu hiệu quả?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ
Trong thai kỳ bệnh trĩ lại có nguy cơ phát triển là do:
- Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung gây chèn ép lên tất cả vùng bụng của người mẹ. Tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới gây cản trở sự tuần hoàn tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng trực tràng. Lượng máu lưu thông trong các tĩnh mạch này theo đó mà chậm đi làm giãn tĩnh mạch gây phù nề thân dưới và vùng trực tràng gây ra bệnh trĩ
- Một yếu tố khác góp phần là sự gia tăng tổng thể lượng máu tuần hoàn của người mẹ. Để bé được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, lưu lượng máu của người mẹ sẽ tăng lên 40% so với bình thường. Nên làm lưu lượng qua tĩnh mạch chủ dưới cũng bị tăng lên, kèm tĩnh mạch vùng trực tràng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở mẹ bầu
Để nhận biết mẹ bầu có bị bệnh trĩ hay không, chúng ta dựa vào những dấu hiệu sau:
- Đau rát hậu môn: là biểu hiện thường có khi đi đại tiện. Có thể cảm giác đau rát sâu trong ống hậu môn.
- Đi cầu ra máu: tùy theo mức độ của bệnh mà mức độ ra máu ít hay nhiều. Khi bệnh nhẹ, chỉ có một chút máu dính lên giấy lau sau vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn có thể thấy máu lẫn trong phân, máu chảy thành giọt và nặng nhất là khi thấy máu bắn thành tia.
- Sưng đỏ quanh lỗ hậu môn: Khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân thường có với biểu hiện này. Vùng niêm mạc xung quanh hậu môn có biểu hiện sưng phồng lên giống như những bọng máu. Đôi khi kèm theo hiện tượng viêm nhiễm. Khi trĩ phát triển tới mức trầm trọng thì các biểu hiện ngày càng rõ ràng, vùng da bị ảnh hưởng do trĩ sẽ lan rộng hơn trước.
- Sa búi trĩ: Bệnh nhân có thể cảm thấy hốt hoảng lúc ban đầu hay khó chịu thường xuyên khi búi trĩ bị sa xuống. Ban đầu, búi trĩ sa xuống còn có thể tự đẩy lên được. Sau dần bệnh nặng hơn, các búi trĩ sa thường xuyên cho dù có đẩy vào vẫn lồi ra, có thể đi kèm hiện tượng viêm nhiễm và hoại tử .
>>>Xem thêm:
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
Nếu không may bị bệnh trĩ thì bà bầu có thể áp dụng cách điều trị bệnh trĩ an toàn cho bà bầu như sau:
- Hạn chế táo bón: táo bón sẽ làm trĩ nặng hơn, trĩ nặng hơn sẽ làm mẹ sợ hãi khi đi cầu, sẽ gây bón. Vì thế, để điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần chữa bệnh táo bón trước tiên. Để chữa táo bón, mẹ bầu cần bổ sung thêm chất xơ trong bữa băn hằng ngày.
- Uống nhiều nước - ít nhất 2- 2,5 lít mỗi ngày. Nước giúp cho phân mềm và làm mẹ dễ đi cầu. Nước trái cây, trà thảo mộc và chất lỏng nói chung, tất cả đều giúp tránh táo bón.
- Tránh ngồi trên toilet trong một thời gian dài. Càng ngồi lâu áp lực trong bụng càng tăng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng lên ruột và trực tràng.
- Tránh cố sức để rặn. Nếu mẹ không đi được, nên đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
- Đừng bỏ qua những cảm giác cần đi cầu. Nếu như mẹ nín sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy cũng nên tạo phản xạ đi cầu đúng giờ nhất định mẹ nhé!
- Đảm bảo chế độ ăn uống của mẹ có nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Trái cây, rau cải, cám, yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt đại mạch…Chúng có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và gián tiếp gây ảnh hưởng tới việc đại tiện, giúp dễ đi cầu hơn.
- Tránh khiêng, nâng những vật nặng. Điều này làm tăng áp lực trong bụng và vùng chậu.
- Giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ở bà bầu. Nếu mẹ bầu có bất kỳ thắc mắc nào có thể truy cập phong kham tri thai ha để được các chuyên gia phòng khám thái hà tư vấn miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét