sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ những kiến thức về sức khoẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách phòng tránh cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

LightBlog

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Cách phòng tránh thế nào


Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng niêm mạc hậu môn xuất hiện vết nứt, vết loét có kích thước trong khoảng từ 0,5cm- 1cm với nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, hình dài, hình oval… Đây là căn bệnh phổ biến đứng thứ 3 trong các bệnh hậu môn trực tràng và mức độ nguy hiểm của nó cũng không thể xen nhẹ nên rất cần được được quan tâm chú trọng nếu muốn bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?


Bị nứt hậu môn có nguy hiểm không? Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, dứt điểm, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như: gây hàng loạt bệnh hậu môn trực tràng nghiêm trọng; thiếu máu; cơ thể suy nhược; giảm chất lượng cuộc sống; và suy nhược tinh thần.

Nứt hậu môn làm giảm chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nứt hậu môn bị suy giảm trầm trọng. Bởi vì, bệnh nhân luôn phải gánh chịu những đau đớn, khó chịu, không có hứng thú cũng như sức lực để làm bất cứ chuyện gì.

Kích thích cơ thắt trong

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn mãn tính sẽ gây ra những kích thích cơ thắt trong, thậm chí khiến cho cơ thắt bị mất đi khả năng co thắt (dẫn tới đại tiện không tự chủ). Chuyên gia lý giải tình trạng này như sau: Nứt kẽ hậu môn dẫn tới sự hình thành của khối viêm nề ở đầu dưới, mảng da thừa, sa thời gian dài vết nứt không lành, ăn sâu, lót sâu vào cơ thắt trong gây kích thích.

Nứt kẽ hậu môn gây ra bệnh hậu môn trực tràng nghiêm trọng

Nứt kẽ hậu môn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại viêm nhiễm (vi khuẩn, nấm, vi rút…) hình thành và phát triển dẫn tới các bệnh lý hậu môn trực tràng nghiêm trọng như áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm hậu môn…

Bệnh nứt hậu môn gây thiếu máu

Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh nứt hậu môn. Lượng máu chảy ra mỗi khi đi đại tiện sẽ tăng dần theo độ nặng của bệnh, và khiến cho cơ thể người bệnh mất đi một lượng máu nhất định dẫn tới thiếu máu. Tình trạng thiếu máu nếu để lâu ngày sẽ gây tụt huyết áp, choáng váng.

Bệnh nứt kẽ hậu môn làm suy nhược cơ thể và tinh thần

Phải gánh chịu những triệu chứng đau đớn của nứt kẽ hậu môn, gây suy nhược  cơ thể cũng như tinh thần của người bệnh cũng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng với sự xuất hiện của hàng loạt yếu tố tâm lý tiêu cực như khó chịu, mệt mỏi, bực bội…
Chú ý: Nứt hậu môn có thể gây ra những nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe và tinh thần người bệnh. Cho nên, các bạn cần lưu ý đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện bản thân có các triệu chứng bệnh.
Bài viết xem thêm:

Phòng tránh nứt kẽ hậu môn như thế nào?


Nứt kẽ hậu môn tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng tình trạng này lại mang đến rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt. Do đó, bạn nên phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn bằng những cách thức sau đây:

Không nên dùng các chất kích thích

Trong rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích khác,… có chứa rất nhiều chất có tác dụng kích thích có hại. Nhất là thói quen ăn đồ cay nóng và uống nước uống có gas cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, từ đó tăng nguy cơ mắc chứng táo bón và điều này sẽ khiến bạn bị nứt kẽ hậu môn dễ dàng.

Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Bạn nên bổ sung vào bữa ăn của mình những loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau củ xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… Những loại thực phẩm này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, nhuận tràng và tránh được tình trạng táo bón – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ đúng cách

Đây chính là điều bạn nên ghi nhớ đầu tiên nếu muốn phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn. Sau khi đi đại tiện xong nên lau sạch từ trước ra sau, không nên lau quá mạnh để tránh tổn thương đến vùng hậu môn. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục xong, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm.
Không nên sử dụng các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy mạnh sẽ rất dễ gây viêm nhiễm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn hại xâm nhập và gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn.

Những biện pháp phòng tránh khác

Ngoài ra, để phòng tránh nứt kẽ hậu môn, bạn cũng có thể áp dụng những cách phòng tránh khác như:
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ mà nên thường xuyên vận động thân thể.
  •  Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét