sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ những kiến thức về sức khoẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách phòng tránh cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

LightBlog

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Tổng quan về bệnh apxe hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết


Áp-xe hậu môn là một chứng bệnh thuộc nhóm bệnh hậu môn- trực tràng. Bệnh apxe hậu môn rất phổ biến, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý người bệnh. Vậy những đặc điểm cụ thể của bệnh là gì? Tại sao lại có tình trạng này? Bệnh có khó chữa không?

 Apxe hậu môn là bệnh gì?

Áp xe hay nhiễm trùng là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở lỗ chân lông dưới da hoặc ở miệng của các tuyến.
Khi một vết thương bị nhiễm trùng và trở thành áp xe, nó sẽ vỡ và xả những chất bên trong, hay có thể hiểu là mủ, và sau đó áp xe sẽ lành lại.
Khi áp xe xảy ra ở miệng của trực tràng hoặc tiếp giáp với hậu môn và bao gồm rất nhiều mủ xung quanh, người ta gọi nó là áp xe hậu môn.
Bệnh được chia thành nhiều loại khác nhau đặc điểm cũng như khu vực bị:
  •     Áp xe dưới da
  •     Áp xe chậu hông trực tràng.
  •     Áp xe giữa các lớp cơ.
  •      Áp xe hố ngồi trực tràng.

Ngoài ra bệnh áp xe còn chia theo ba giai đoạn phát triển:
Giai đoạn đầu: Gây ra nhiễm trùng và mưng mủ tuyến hậu môn.
Giai đoạn giữa: Những chổ viêm và mưng mủ vỡ ra dẫn đến hình thành các ổ áp xe.
Giai đoạn cuối: Gây ra biến chứng dẫn đến rò hậu môn.

Nguyên nhân gây ra apxe hậu môn

Bệnh apxe hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, có những nguyên nhân chính sau:

Vệ sinh hậu môn và vùng kín không sạch sẽ.

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Vùng kín và hậu môn luôn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ là nguyên nhân làm tích tụ vi khuẩn gây bệnh phát triển và hình thành nên những khối mủ. Khi tình trạng trên kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho các khối mủ tích tụ vỡ ra hình thành nên các ổ áp xe.

Hệ miễn dịch kém

Những người đang bị ốm, cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng,... khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém. Hoặc là những đứa trẻ do chức năng lớp niêm mạc trực tràng hậu môn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn viêm nhiễm tấn công.

Do các bệnh lý hậu môn khác

Những người bị bệnh nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hay viêm nang lông hậu môn. Những bệnh lý này rất dễ phải đối mặt với nguy cơ hình thành các ổ áp xe.

Tổn thương sau khi phẫu thuật

Các thủ thuật điều trị một số bệnh hậu môn thực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, nong niệu đạo, sinh nở tiến hành trong điều kiện vô trùng không đảm bảo sẽ gây ra bệnh apxe rất cao. Nếu không chú ý điều trị rất dễ hình thành áp xe hậu môn.

Các vi khuẩn gây nên

Vi khuẩn E.coli cũng được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe hậu môn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người ta nhận thấy rằng vi khuẩn Staphylococcuss cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến áp xe hậu môn.

Các nguyên nhân khác


Khi người sử dụng các loại thuốc sai quy định gây ra những kích ứng. Những chấn thương ở hậu môn do quá trình lao động nặng, luyện tập thể thao, dị vật ở hậu môn. Khi mà chúng ta điều trị sai cách sẽ khiến cho các vùng bị tổn thương lan rộng ra nhiều vùng khác.

Nhận biết apxe hậu môn qua triệu chứng của bệnh


Để nhận biết bệnh apxe hậu môn, chúng ta dựa vào các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn:

Đau rát

Bản thân của áp xe là những túi mủ do nhiễm trùng gây nên. Bệnh nhân khi gặp phải bệnh áp xe sẽ có những triệu chứng đau đớn do tổn thương bị mưng mủ. Khi mà bệnh dần dần trở nên nặng hơn có thể bị sưng tấy, đau rát làm cho người bệnh đi lại khó khăn, không thể ngồi được.

Ngứa ngáy

Do sự kích thích của dịch nhầy trong hậu môn và dịch mủ ở bên ngoài hậu môn tăng lên làm cho những vùng da quanh hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy.

Xuất hiện khối cứng sưng tấy kèm theo hiện tượng sốt.

Ở trong thời kỳ đầu, bệnh nhân xuất hiện 1 khối cứng và sưng quanh hậu môn, theo thời gian, khối mủ đó dần dần to lên, nếu để lâu có thể bị vỡ ra. Rìa hậu môn sưng thành cục, nếu đổ ổ áp xe viêm cấp tính không dẫn lưu được thì càng sưng to. Tiếp theo đó là tình trạng sốt và nóng đỏ cục bộ, sốt nhẹ, cũng có lúc sốt cao.

Chảy mủ

Ổ áp xe mới hình thành hoặc viêm cấp tính thường có nhiều mủ, mùi hôi, dịch mủ vàng và đặc.
Đó là những triệu chứng thường gặp, tuy nhiên tùy vào từng tình trạng của cơ thể mỗi người mà có những triệu chứng khác nhau. Bạn có thể quan sát và cần có sự điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thên: cách điều trị bệnh apxe hậu môn

Cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn

Dựa vào nguyên nhân gây ra apxe mà ta có thể đưa ra cách phòng tránh. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn mà mọi người có thể áp dụng để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình.
  •       Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều ra xanh, chất xơ, uống nhiều nước để phòng tránh táo bón.
  •      Hạn chế hoặc là tránh ăn những thực phẩm cay nóng, rượu bia để phòng tránh hội chứng ruột kích thích.
  •      Nên rèn luyện thể lực điều độ, đúng cách hàng ngày để cho khí huyết lưu thông, nâng cao khả năng miễn dịch và khiến cho các cơ quan vùng hậu môn được thư giãn, bị ít áp lực.
  •          Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ, giải quyết ngay khi có nhu cầu.

Bảo vệ sức khỏe của bản thân không bao giờ là việc làm thừa, việc vô ích cả. Chúng ta nên cần đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm nhiều về căn bệnh khác nữa.  Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết, hữu ích cho các bạn về căn bệnh áp xe hậu môn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét