Trẻ nhỏ là đối tượng bị mắc táo bón cao bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các bác sĩ cho rằng táo bón cần phải tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ và làm cách nào để chữa dứt điểm tình trạng táo bón này.
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón
Đối với trẻ đang trong độ tuổi còn bú, nhất là những trẻ không bú mẹ mà bú sữa ngoài sẽ dễ có nguy cơ bị táo bón cao do thành phần đạm trong sữa bò khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Ngoài ra, lượng đạm nhiều quá mức trong một số loại sữa công thức, vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng góp phần làm trẻ táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này.
Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón.
Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn thức ăn có nhiều chất béo, chất đạm và ít chất xơ, chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
Những nguyên nhân khác: (Chiếm gần 5%) ruột già của trẻ quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh- cơ… cần khám và điều trị bệnh tận gốc mới hết.
bài viết xem thêm:
Chữa táo bón cho trẻ
Chữa trị táo bón cho trẻ phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có thay đổi chế độ ăn nhiều nước, chất xơ, nhưng nếu chỉ có vậy vẫn không đủ vì nhiều trẻ dù đã ăn như thế, hàng ngày vẫn táo bón. Quan trọng hơn, cha mẹ phải rèn luyện, tạo phản xạ cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày.
Chữa trị bệnh táo bón ở trẻ bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian có các bài thuốc trị bệnh táo bón cho trẻ rất hiệu quả như:
Cà rốt nấu mật ong: Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho mật ong vào, thêm 150 ml nước quấy đều sau đó đun nhỏ lửa. Cho bé ăn ngày hai lần.
Nước ép cam mật ong: Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bình lắc, lắc đều tay. Sau đó, cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.
Cọng rau mồng tơi chữa táo bón ở trẻ: mẹo dân gian trị táo bón rất lành giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng. Mẹ chọn cọng cứng, thân to theo tháng tuổi, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn
Ngâm hậu môn vào nước ấm: Trẻ có dấu hiệu khó đi ngoài, mẹ cho ngâm mông nước ấm từ 5-10 phút mỗi ngày 2-3 lần. Bởi nhiệt từ hơi nước nóng có tác dụng kích thích cơ vòng giúp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu khỏi đi vệ sinh ngay sau đó.
Bài thuốc với rau dền gai: Rau dền tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhuận tràng…. Lấy khoảng 250gr rau dền, rửa thật sạch và luộc sôi chừng 3 phút. Sau đó, vớt rau ra và trộn với dầu vừng/bột vừng đen rồi cho trẻ ăn cùng cơm.
Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Mẹ đặt ngón tay vào giữa bụng sau khi cho bé ăn xong 1 tiếng, xoa nhẹ nhàng và đều đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút, làm 2-3 lần/ngày. Khi thời tiết chuyển lạnh, mẹ nhớ làm ấm tay trước tiên để bé không bị giật mình nhé. Cách làm này giúp hệ tiêu hoá, đặc biệt là đại tràng sẽ co bóp tốt hơn giúp trẻ đi vệ sinh một cách dễ dàng , nhanh chóng.
Thực phẩm hỗ trợ chữa trị táo bón ở trẻ em
Mẹ cần cho các bé ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân. Các loại thức ăn giàu chất xơ như trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, và rau quả. Chú ý không nên cho bé uống quá nhiều sữa bởi sữa có thể góp phần vào việc xuất hiện chứng táo bón ở trẻ.
Bên cạnh đó các mẹ có thể cho bé sử dụng các loại men vi sinh. Đó là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, chúng có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hoá hết ở ruột non thành các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Vi khuẩn có lợi có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột cho trẻ.
Trên đây là một số chia sẽ của phòng khám Thái hà về chứng táo bón ở trẻ cũng như cách chữa táo bón cho trẻ an toàn hiệu quả. Khi con có triệu chứng táo bón kéo dài, chế độ ăn không ổn, chậm lớn, biếng ăn, gây nôn, trướng bụng, đang táo bón đột nhiên tiêu chảy cần cho bé đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét