sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ những kiến thức về sức khoẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách phòng tránh cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

LightBlog

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Bệnh trĩ nội: nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên của bác sĩ

Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là lòi dom, là hiện tượng sưng tĩnh mạch ở khu vực trong và ngoài hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Thông thường, trĩ nội sẽ khó phát hiện và điều trị hơn trĩ bệnh trĩ ngoại. Vậy bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân do đâu người bệnh mắc bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội như thế nào?

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là hiện tượng các thành tĩnh mạch nằm ở bên trên đường lược trong ống hậu môn bị căng giãn quá mức, phình to và sa xuống.
Bao bọc xung quanh búi trĩ nội là lớp niêm mạc của ống hậu môn, nơi không chứa các dây thần kinh cảm giác nên không gây ra đau đớn hay khó chịu gì cả. Bệnh nhân không cảm nhận được sự xuất hiện của các búi trĩ nội ở giai đoạn đầu.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Không giống như trĩ ngoại, các triệu chứng bệnh trĩ nội diễn biến thầm lặng, chỉ đến khi các búi trĩ nội lòi hẳn ra ngoài hậu môn gây chướng và khó chịu người bệnh mới nhận ra. Các triệu chứng của bệnh trĩ nội bao gồm:

Đại tiện ra máu

Đi ngoài ra máu là triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ nội. Mới đầu, máu có thể ra ít và khó phát hiện, bệnh nhân chỉ thấy vệt máu lẫn với phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu.
Về sau, khi bệnh trĩ nặng hơn thì máu ra nhiều hơn, có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà, đe dọa nguy cơ thiếu máu.

Sa búi trĩ

Búi trĩ hình thành và phát triển theo từng cấp độ của bệnh trĩ. Cụ thể:
Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ mới xuất hiện ở bên trong ống hậu môn với kích thước nhỏ, chưa thể nhìn thấy từ bên ngoài và chưa gây ra khó chịu.
Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng vẫn có thể tự co lại.
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn, ngay cả những lúc bệnh nhân ho hoặc hắt xì hơi, đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Sa búi trĩ không thể tự co lên được trừ khi dùng tay đẩy lên.
Trĩ nội độ 4: Búi trĩ nằm hẳn bên ngoài hậu môn, phát triển to và lớn, đe dọa nguy cơ sa, nghẹt búi trĩ, tắc mạch hậu môn.

Các triệu chứng khác của bệnh trĩ nội

Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh trĩ nội qua các triệu chứng khác như ngứa ngáy và đau rát hậu môn, hậu môn sưng tấy, đỏ ửng, đại tiện khó khăn và đại tiện thường rặn, hình dạng phân bất thường …

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội


Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, các nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày không khoa học. Cụ thể:
     Táo bón mãn tính: Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ nội là táo bón mãn tính. Người bị táo bón thường phải rặn phân cứng, gây áp lực cho ống niêm mạc hậu môn nên dễ hình thành nên búi trĩ.
     Chế độ ăn uống mất cân đối: Việc hấp thụ quá nhiều các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh … sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, sinh ra táo bón và khiến cho bệnh trĩ khởi phát.
     Thói quen sinh hoạt không khoa học: Đọc báo và chơi điện tử mỗi khi đi đại tiện khiến cho việc đại tiện kéo dài, dùng sức rặn khi đại tiện, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít hoạt động … đều là những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.
     Các nguyên nhân khác: Bạn có thể mắc bệnh trĩ nội do các nguyên nhân như mang thai và sinh con, stress, lười vận động …
Có thể bạn quan tâm:

Một số lời khuyên của bác sĩ

Bệnh trĩ nội chỉ được chữa trị hiệu quả khi người bệnh thực hiện nghiêm túc pháp đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ luyện tập kiêng khem hợp lý:
        Với những người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu, có thể tự chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hay thuốc tại nhà tuy nhiên phải thực hiện theo sự chỉ dẫn và đơn kê thuốc của bác sĩ.
        Khi đã bị trĩ nội ở giai đoạn nặng, việc tới các phòng khám trĩ là điều cần thiết, trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để nặng có thể gây suy nhược(do mất nhiều máu) và vô cùng đau đớn.
        Trong quá trình điều trị không nên lao động nhiều, bê vác các vật nặng.
        Bổ xung các loại thực phẩm nhuận tràng, không ăn đồ có tính nhiệt(đồ cay, nóng) và nhiều dầu mỡ(đồ chiên, xào).
        Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nên rửa vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.
        Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì có thể khiến rách hậu môn và chảy máu búi trĩ.
Hi vọng với những chia sẻ về bệnh trĩ nội trên đây của các chuyên gia phòng khám Thái Hà có thể giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh trĩ nội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét