sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ những kiến thức về sức khoẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách phòng tránh cũng như điều trị một số căn bệnh phổ biến thường gặp.

LightBlog

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Những cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi bạn nên biết


Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là cách chữa hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi cũng rất đơn giản mà hầu như ai cũng có thể làm tại nhà. Vậy cách chữa đó như thế nào và tác dụng tốt ra sao?

Vì sao có thể dùng tỏi chữa bệnh trĩ ?

Trong dân gian thường dùng tỏi để chữa trị cho các trường hợp bệnh đường hô hấp, sát trùng, bệnh ngoài da, tiêu hóa,… Y học hiện đại cũng từ đó nghiên cứu công dụng trị bệnh của tỏi và xác định trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất chính là allicin – chất này đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm nên được ứng dụng để chữa bệnh trĩ ngoại, trĩ nội rất tốt. Không những thế, nó còn giúp kích thích các mô mềm của ống hậu môn.
Hoạt động của tỏi khi dùng để chữa bệnh trĩ bằng cách cắt hoặc nghiền nát ra, hợp chất allicin có trong đó sẽ phân hủy và biến thành axit 2-propenesulfenic – chất chống oxy hóa của tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, củng cố mạch máu, kháng viêm, giảm đau vùng bũi trĩ.
Ngoài cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi thì một trong những cách chữa được nhiều người ưa thích đó là cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung. Đơn giản, hiệu quả, dễ làm ít tốn kém.

Hướng dẫn 3 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Bản thân tỏi là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Chữa trị các chứng đầy bụng, khó tiêu … Một số ứng dụng của tỏi trong việc điều trị bệnh trĩ như:
Bài thuốc 1: tỏi và bộ hoàng liên

Nguyên liệu: 2 củ tỏi, bộ hoàng liên 15g.
Cách dùng: bạn nướng tỏi, sau đó nghiền nhỏ và trộn với hoàng liên để vo thành từng viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần dùng 5 viên và dùng liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày sẽ có kết quả rõ rệt. Trường hợp bệnh trĩ nhẹ có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Bài thuốc 2: Tỏi và bạch chỉ và hồ tiêu
Nguyên liệu: tỏi 10g, bạch chỉ 9g và hồ tiêu 3g.
Cách dùng: cả 3 nguyên liệu đem rang lên cho tới khi có mùi thơm, sau đó bọc lại vào một miếng vải sạch dùng để chườm trực tiếp vào vị trí búi trĩ cho tới khi nào nguội thì dừng lại. Dùng bài thuốc này, người bệnh nên thực hiện 2 lần và liên tục trong 1 tuần là những cơn đau khó chịu sẽ được thuyên giảm rất nhanh.

Bài thuốc 3: Tỏi nguyên chất
Với cách này, người bệnh chỉ cần lấy một củ tỏi để nguyên cả vỏ đem nướng chín trên bếp, sau đó cho vào một miếng vải để đập dập. Bạn bọc tỏi nướng đập dập vào một miếng vải sạch rồi dùng chườm lên vùng bị trĩ. Cách này có tác dụng làm giảm bớt tình trạng sưng đau và ngăn chặn búi trĩ bị phồng to hơn. Khi dùng chú ý tới nhiệt độ của tỏi để không bị nóng quá sẽ bị bỏng rát.
>>> Xem thêm:

Một số lưu ý cho người bị bệnh trĩ khi chữa bệnh bằng tỏi

Ngoài việc dùng tỏi người bệnh cũng phải chú ý các vấn đề về chế độ sinh hoạt để quá trình điều trị bệnh nhanh hơn và giúp bệnh không bị tái phát.
  • Uống nhiều nước. Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp cơ thể tránh được táo bón. Có thể dùng nước lọc, nước trái cây, nước canh…
  • Khi bị bệnh trĩ không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm như thịt chó. Thay vào đó, người bệnh cần cân bằng lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể và ưu tiên ăn nhiều các loại thực phẩm, thức ăn giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả. Một số loại rau, củ có tính nhuận tràng, tăng cường và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh tốt như rau lang, mồng tơi, khoai lang, chuối, cam, quýt… Từ đó có thể phòng ngừa và khắc phục chứng táo bón là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn và gây khó khăn, đau rát khi đi đại tiện.
  •  Hạn chế ăn muối, các chất kích thích và gia vị cay nóng như cà phê, rượu, bia, ớt và trà đặc, sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, không nên rặn khi đi vệ sinh và tuyệt đối không nên nhịn khi đi đại tiện. Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại đối với những người công việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều khoảng 5 phút mỗi tiếng. Người bệnh không nên làm việc quá sức, sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm thiểu sự trì trệ của tĩnh mạch, phòng tránh giãn tĩnh mạch, không nên tập các môn thể thao nặng như cử tạ….
  • Tập thóp hậu môn 30 – 50 lần mỗi sáng và vào buổi tối, cách này giúp thu hẹp cơ hậu môn sẽ phòng tránh bệnh trĩ.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng để không khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.

Hy vọng với những thông tin ban biên tập chia sẻ ở trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về tỏi như bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét